Quyết định này đến sau khi anh kết thúc hợp đồng với Yokohama FC của Nhật Bản, dù thời hạn ban đầu còn kéo dài đến đầu năm 2026.
Sự kiện này gây chú ý trong giới bóng đá Việt Nam, đặc biệt khi V-League đã đóng cửa chuyển nhượng nội binh. Điều này giới hạn lựa chọn của Công Phượng, buộc anh phải hướng đến các đội bóng hạng Nhất vốn vẫn còn cơ hội đăng ký cầu thủ mới.
Công Phượng gia nhập CLB Hạng Nhất Việt Nam
CLB Bình Phước được thành lập vào năm 2006 và tham gia giải hạng Ba một năm sau đó, đội bóng đã dần dần leo lên hạng Nhất và giờ đây đang hướng tới mục tiêu thăng hạng V-League. Sự đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong hai mùa gần đây đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho tham vọng này.
Đáng chú ý, CLB Bình Phước đang áp dụng mô hình quản lý theo kiểu Nhật Bản, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia nước ngoài trong ban huấn luyện và quản lý. Điều này có thể là một trong những yếu tố thu hút Công Phượng, người đã có kinh nghiệm thi đấu ở Nhật Bản.
Về phía Công Phượng, anh là một trong những cầu thủ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm thi đấu ở nước ngoài nhất. Trước khi gia nhập Bình Phước, anh đã khoác áo nhiều câu lạc bộ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Bỉ. Tuy nhiên, kể từ khi chuyển đến Nhật khoác áo Yokohama, Công Phượng thường xuyên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội ra sân. Chính điều này ảnh hưởng đến cơ hội được triệu tập vào đội tuyển quốc gia của cựu tiền đạo HAGL.
Hoài niệm về một thời U19 đầy ánh hào quang
Dù đã có hơn 10 năm lăn lộn ghi dấu ấn trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Nhưng những gì người ta nhớ về Công Phượng vẫn chỉ là chàng cầu thủ đội tuyển U19 Việt Nam solo qua rừng hậu vệ đội U19 Australia.
Cũng không có gì là quá lời khi nói rằng, đây cũng chính là thời kỳ đỉnh cao nhất của chàng cầu thủ người Nghệ An. Màn trình diễn xuất sắc của Công Phượng khi đó không chỉ khiến anh được ưu ái gọi gọi tên là ‘Messi Việt Nam” mà còn thổi bùng ngọn lửa đam mê trong lòng 40.000 khán giả có mặt tại sân.
Sự kiện này đã tạo ra một làn sóng mới trong làng bóng đá Việt Nam. Công Phượng cùng các cầu thủ HAGL khi đó trở thành những thần tượng mới, được người hâm mộ yêu mến. Họ đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục niềm tin của người hâm mộ vào bóng đá nước nhà sau một thời gian dài gặp nhiều thất bại trên đấu trường quốc tế.
Sự nghiệp lận đận của Công Phượng
Đội bóng phố Núi HAGL xem Công Phượng như một “báu vật”. Điều này được thể hiện rõ qua việc CLB này đã tạo điều kiện để anh được ra nước ngoài thi đấu, trải nghiệm môi trường bóng đá chuyên nghiệp tại các giải đấu như J-League 2 (Nhật Bản), K-League (Hàn Quốc), và giải VĐQG Bỉ. Những trải nghiệm này đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của Công Phượng, giúp anh trở thành một trong những cầu thủ hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện nay.
Mặc dù mang trong mình khát vọng lớn, anh đã không thể để lại dấu ấn đáng kể tại các đội bóng nước ngoài. Trong các chuyến xuất ngoại, Công Phượng không ghi được bàn thắng hay kiến tạo nào trong các trận đấu chính thức. Tại Yokohama, CLB gần đây nhất của anh, ấn tượng duy nhất anh để lại với đồng đội và ban huấn luyện là những tách cà phê anh pha.
Trong màu áo tuyển quốc gia, những đóng góp của Công Phượng cũng rất mờ nhạt. Dù Bbóng đá Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo đã gặt hái được nhiều thành công vang dội cùng những chiến tích mang tính lịch sử. Nhưng trong những thành công tại U23 Châu Á, AFF Cup, Asian Cup, vòng loại thứ ba World Cup… những Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh được gọi tên nhiều hơn là cựu tiền đạo HAGL.
Việc trở về Việt Nam thi đấu ở giải hạng Nhất có thể được xem là bước lùi trong sự nghiệp của Công Phượng. Nhưng Công Phượng đâu còn lựa chọn nào khác ở tuổi 29. Sau gần hai năm chỉ được ra sân ba lần ở Nhật Bản, nhiều người cho rằng giải hạng Nhất có thể là môi trường phù hợp để Công Phượng tìm lại phong độ và niềm vui với bóng đá.
Với việc gia nhập Bình Phước, Công Phượng hy vọng sẽ có nhiều cơ hội thi đấu hơn, qua đó lấy lại phong độ và có cơ hội trở lại đội tuyển Việt Nam.
Leave a Reply